Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân

Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang  *  Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang

Tháo gỡ khó khăn đối với việc nuôi thủy sản tại huyện Phú Tân

Theo kết quả đi khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại huyện Phú Tân hiện có 283,66 ha đang nuôi thủy sản, gồm: cá tra thương phẩm 136,13 ha (trong đó, có 4 vùng nuôi của doanh nghiệp: Trường Giang 10,2 ha, An Mỹ 6,8 ha, Thuận An 10 ha, Afiex 04 ha và 01 vùng nuôi liên kết là vùng nuôi Tân Trung gia công cho Công ty Vĩnh Hoàn 42 ha); ương nuôi giống 88,91 ha; nuôi cá khác 57,42 ha và nuôi tôm 1,2 ha.

Thời gian qua, huyện Phú Tân đã thực hiện chuyển đổi nuôi thủy sản từ các ao nuôi cá tra kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng thủy sản khác có giá trị kinh tế cao, bước đầu mang lại hiệu quả như: nuôi cá Nàng Hai trong vèo đang phát triển ở xã Phú Bình và Hòa Lạc (với qui mô khoảng 34 ha), nuôi cá Chạch Lấu trong ao, nuôi cá Lóc,…

Đoàn đã đến khảo sát điểm nuôi thương phẩm cá Nàng Hai trong vèo kết hợp kinh doanh chế biến chả cá của cơ sở sản xuất kinh doanh Nguyễn Thanh Tùng tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân.

Vèo nuôi cá được thiết kế với kích thước 8m (rộng) x 10m (dài) x 3m (sâu), đặt trong các ao với tổng diện tích ao là 2,2 ha; Con giống được cơ sở tự ương dưỡng và thả nuôi (nguồn cá bột lấy từ các trại sản xuất của tỉnh Hậu Giang); mật độ nuôi 150-200 con/m2 vèo; thời gian nuôi khoảng 8 tháng; thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp loại 40 độ đạm; sản lượng thu hoạch 4 tấn/vèo; kích cở cá thu hoạch khoảng 2-3 con/kg; tổng sản lượng thu hoạch cá mỗi năm của cơ sở vào khoảng 50-60 tấn; cá thu hoạch được cung cấp cho cơ sở chế biến của hộ nuôi (cơ sở Thanh Tùng); giá thành nuôi khoảng 42.000 - 45.000 đồng/kg; giá bán hiện nay 50.000 - 55.000 đồng/kg; lợi nhuận 8.000 - 10.000 đồng/kg.

Cơ sở kinh doanh chế biến chả cá Nàng Hai Nguyễn Thanh Tùng được thành lập năm 2019, đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; hàng tháng cơ sở sản xuất được 1,5 tấn sản phẩm: chả cá Thát lát tẩm gia vị, chả cá Thát lát rút xương tẩm gia vị,…tạo việc làm cho 7-10 lao động; sản phẩm được tiêu thụ ở siêu thị Tứ Sơn và các quán ăn trong, ngoài tỉnh.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay và đề xuất của doanh nghiệp: thiếu nguồn giống có chất lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm, con giống có dấu hiệu thoái hóa như nuôi chậm lớn và tần suất bị bệnh nhiều, huyện và doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ quy trình sản xuất giống cá Nàng Hai để phục vụ nhu cầu nuôi của doanh nghiệp và các hộ nuôi trong huyện; Hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ cá Nàng Hai và giới thiệu thị trường tiêu thụ để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất.

Đoàn cũng đến khảo sát điểm nuôi cá Chạch Lấu trong ao đất của hộ nuôi Trương Thị Ánh Ngọc tại Ấp Hòa An, xã Hòa Lạc: mô hình nuôi này tận dụng ao nuôi cá tra kém hiệu quả có diện tích 4.000 m2 để thiết kế thêm hệ thống sục khí, quạt nước và bố trí nhiều giá thể như ống nhựa, chà cây để nuôi cá Chạch lấu; Con giống được cơ sở tự ương dưỡng và thả nuôi (nguồn cá bột lấy từ các trại sản xuất trong và ngoài tỉnh); Mật độ nuôi 8 - 10 con/m2 ; thời gian nuôi khoảng 12 tháng; thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp loại 42 độ đạm; sản lượng thu hoạch 3-4 tấn/vụ; kích cở cá thu hoạch khoảng 3 con/kg; Cá thu hoạch được tiêu thụ qua hệ thống thương lái; giá thành nuôi khoảng 150.000 đồng/kg; giá bán khoảng 300.000 đồng/kg; lợi nhuận 150.000 đồng/kg.

Một số khó khăn và đề xuất của hộ nuôi: nuôi thương phẩm cá Chạch Lấu phát triển tại tỉnh An Giang khoảng 2 năm gần đây từ ý tưởng của người dân trong việc tận dụng ao nuôi cá tra và hiện chưa có quy trình chuẩn, hộ nuôi đề xuất hỗ trợ xây dựng quy trình nuôi chuẩn để áp dụng.

Việc nuôi thương phẩm cá Chạch Lấu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi nhưng chưa phát triển nhiều về quy mô do khó khăn lớn nhất là thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, giá bán cá thương phẩm cao nên kênh tiêu thụ chủ yếu là ở các nhà hàng lớn và chưa xuất khẩu, hộ nuôi đề xuất hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm để người nuôi có thể mở rộng sản xuất.

Văn phòng UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn số 1757 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư về việc tháo gỡ khó khăn đối với việc nuôi thủy sản. Theo đó,  Phó Chủ tịch Trần Anh Thư thống nhất với đề xuất của Giám đốc Sở NN-PTNT, cụ thể: UBND huyện Phú Tân hỗ trợ doanh nghiệp Thanh Tùng đăng ký tham gia Hội đồng cấp huyện để bình chọn sản phẩm OCOP; Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN-PTNT đăng ký thực hiện đề tài trong năm 2020 về nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Nàng Hai và quy trình nuôi cá Chạch Lấu trong ao; Phối hợp Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp Thanh Tùng đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cá Nàng Hai và xúc tiến tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản có tiềm năng của huyện.

Lịch công tác
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 27/04/2020 - 03/05/2020 - (28/04/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 10/02/2020 - 16/02/2020 - (12/02/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 12/11/2012 - 18/11/2012 - (03/06/2019)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 19/11/2012 - 25/11/2012 - (03/06/2019)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH