Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân

Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang  *  Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang

PHÚ TÂN HỐ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ LÀM LÒ ĐẤT TRUYỀN THỐNG

Thời gian qua, huyện Phú Tân đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ dân làng nghề làm lò đất truyền thống có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất. Cùng với đó, bà con làng nghề cũng nổ lực đầu tư ứng dụng máy móc, công nghệ nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm duy trì phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương ngày càng vươn xa.

Responsive image

Những năm trước đây, gia đình anh Đặng Thái Bình khá vất vả để bám trụ nghề làm lò đất và các sản phẩm thủ công từ nguyên liệu này. Tuy nhiên, với mong muốn giữ vững nghề truyền thống của cha ông để lại, ngoài sự nổ lực tìm hiểu các giải pháp cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia đình anh còn được tiếp cận nguồn vốn vay 40 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để phát triển nghề làm lò. Nhờ đó, mà gia đình anh đã có nguồn kinh phí mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho gia đình. anh Đặng Thái Bình - Thị trấn Phú Mỹ chia sẽ: “Nhờ nguồn vốn của chính quyền địa phương cho vay 40 triệu đồng, từ đó, mà gia đình có thêm chi phí để thuê nhân công làm phụ, mua đất nguyên liệu để làm với số lượng lớn, để khoảng 6 đến 7 ngày hoàn thành 1 bồ lò để kịp giao cho cho thương lái khoảng 500-600 cái , như vậy sau khi trừ tất cả chi phí  gia đình còn lãi khoảng 5-6 triệu đồng, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình có phần thoải mái hơn”

Responsive image

Làng nghề làm lò đất truyền thống ở huyện Phú Tân tồn tại từ rất lâu đời, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ. Dù nghề làm lò tuy có vất vả, lại lắm thăng trầm do xu thế của thị trường, nhưng hầu hết bà con làng nghề vẫn quyết bền chí vực dậy làng nghề, để có cuộc sống ổn định với nghề. Ngoài các sản phẩm lò đất truyền thống, mới đây, ông Lê Văn Tích, ở xã Phú Thọ đã bỏ ra trên 100 triệu đồng đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến nâng cao chất lượng các sản phẩm cũng từ chất liệu đất nung như nồi, chum đất. Ông Lê Văn Tích – xã Phú Thọ cho biết: “thời gian trước các khâu làm nồi, làm khuôn bánh khọt, làm ấm, đều được làm bằng thủ công phụ thuộc rất nhiều từ bàn tay của người thợ nặn, rất mất thời gian mà số lượng các sản phẩm làm ra cũng hạn chế. Thấy vậy, gia đình tôi đã nghĩ ra cách làm bằng máy, để hạn chế mất thời gian, số lượng sản phẩm làm ra được đảm bảo, kịp tiến độ giao cho thương lái.”
Việc đầu tư máy móc, thiết bị ban đầu cũng khiến ông lo lắng vì phải bỏ ra số tiền khá lớn, tuy nhiên, hiệu quả mang lại đã làm ông hài lòng, nhất là việc tiết kiệm thời gian, chất lượng vẫn được đảm bảo, sản phẩm làm ra được khách hàng ưa chuộng, giải quyết được bài toán lao động khá khan hiếm như hiện nay. Ông Lê Văn Tích  nói thêm: “sau khi đầu tư 2 máy, thì thấy kết quả cho thấy rất tiên lợi , nhanh lẹ, nhờ có máy số lượng tăng lên gấp 10 lần so với cách làm thủ công, hiệu quả kèm theo là chất lượng mẫu mã của các sản phẩm đồng đều, không bị hư hoa, thất thoát”
Tiếp lời vớI ông Lê Văn Tích, anh Lê Văn Bảo cùng ngụ  xã Phú Thọ cho biết: “tôi khoái tính ưu việt của nó ngắn gọn được thời gian nếu như lúc trước là phải trải qua các khâu phơi đất còn bây giờ thì chỉ cần đưa vào máy vào khuôn là có ngay 1 sản phẩm qua 3 ngày sau thì hoàn thành, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nếu như vậy, bình quân mỗi  ngày tôi có thể làm từ 30-40 cái, từ đó, thu nhập gia đình tăng lên đáng kể”

Responsive image

Ngày nay, sản phẩm của làng nghề làm lò đất và các sản phẩm làm từ đất nung của làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình, mà còn trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ  được nhiều nhà hàng, quán ăn lớn trưng bày, trang trí nhằm tái hiện không gian, nếp sống xưa được nhiều du khách ưa chuộng.
Nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề vẫn không bị mai một, các sản phẩm của làng nghề nhờ được cải tiến, đa dạng mẫu mã nên số lượng tiêu thụ cũng khá nhiều. Có thể nói, với sự tiếp sức của địa phương và sự nổ lực quyết tâm của bà con làng nghề đã tiếp lửa cho ngành nghề truyền thống của địa phương ngày càng vực dậy, đây cũng là tiềm năng phát triển du lịch văn hóa cộng đồng tại địa phương.

  • <<
  • <
  • 1
  • >
  • >>
Lịch công tác
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 27/04/2020 - 03/05/2020 - (28/04/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 10/02/2020 - 16/02/2020 - (12/02/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 12/11/2012 - 18/11/2012 - (03/06/2019)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 19/11/2012 - 25/11/2012 - (03/06/2019)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH