Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân

Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang  *  Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang

NGÀNH NÔNG NGHIỆP AN GIANG SẼ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO QUY MÔ LỚN, ĐÚNG QUY HOẠCH VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG

Ngày 8/4/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch số 37/KH-SNNPTNT về Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu năm 2021, với quan điểm: Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản phải gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Kế thừa những điểm mạnh của các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện có, giảm lượng nông sản tiêu thụ thông qua kênh tiêu thụ nông sản truyền thống (không liên kết) và tăng lượng nông sản tiêu thụ qua kênh liên kết và kênh hợp nhất gắn với việc ứng dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc nông sản. Gắn liền với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ lực dẫn dắt, định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản theo tín hiệu thị trường (trong và ngoài nước) tại các vùng, địa phương sản xuất nông sản. Đồng thời tập trung phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm nông lâm thuỷ sản (NLTS) chủ lực, có tính cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm NLTS xuất khẩu và đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế (tiêu chuẩn, quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm...).

 Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu NLTS gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững; áp dụng khoa học, công nghệ, số hóa trong sản xuất, chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm NLTS.

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp An Giang, năm 2020 là một năm thử thách cho ngành nông nghiệp khi phải đối mặt với những khó khăn kép do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; nhiều diện tích cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại, dịch bệnh trên gia súc gia cầm ngày càng nhiều; thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước phát triển có xu hướng bảo vệ sản xuất trong nước thông qua việc tăng cường các hàng rào kỹ thuật khiến cho xuất khẩu nông sản gặp nhiều trở ngại.

Tuy nhiên, với sự quan tâm và hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành Trung ương và cộng đồng doanh nghiệp, ngành nông nghiệp An Giang đã nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm phát huy các lợi thế trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tham gia tích cực các định chế thương mại quốc tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, kịp thời điều chỉnh phương thức và hình thức tổ chức thực hiện công tác phát triển thị trường nông sản phù hợp với diễn biến thị trường.

Với những nỗ lực đó, giá cả các mặt hàng nông sản thiết yếu được kiểm soát và hạn chế tình trạng cung vượt cầu; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh An Giang năm 2020 ước đạt từ 2,46% (chỉ tiêu Nghị quyết HĐND giao từ 2,6-3,04%, tuy nhiên, do tình hình dịch Covid 19, UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch 240/KH-UBND, theo đó giao tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp là từ 1,54 - 2,7%).

Tiềm năng: Trong nhiều năm qua Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Hoa Kỳ vươn lên là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Thị trường các nước EU là thị trường lớn thứ 3 của xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam, là thị trường có nhu cầu cao và có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu từ thực thi Hiệp định EVFTA, VPA-FLEGT.

Kênh tiêu thụ trong nước thông qua bếp ăn tập thể, các trường học, khu công nghiệp cũng được các doanh nghiệp tích cực khai thác những năm gần đây.

Thách thức: Các nước tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập khẩu nhằm kiểm soát tiềm ẩn rủi ro về lây lan dịch bệnh, quản lý chất lượng. Đồng thời, đề nghị phía Việt Nam đôn đốc các cơ quan chức năng chuyên ngành tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng nông, thủy sản xuất khẩu. Vì vậy, giảm hiệu suất thông quan, tăng áp lực đối với công tác phòng chống dịch bệnh.

Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng biện pháp bảo hộ thông qua việc áp thuế chống bán phá giá, tăng cường tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng… gây tác động bất lợi tới xuất khẩu các nhóm hàng lớn sang thị trường Hoa Kỳ là thủy sản, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ.

EU liên tục đưa ra các thông báo liên quan đến các quy định kỹ thuật trong đó có các thông báo về các biện pháp SPS và TBT đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.

Theo đó, ngành Nông nghiệp An Giang đưa ra mục tiêu chung là hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường (trong nước và quốc tế).

Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu.

Cụ thể, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại.

 Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

 Xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết giữa các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể liên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

 Phát triển thị trường trong nước gắn với phát triển văn hóa địa phương và du lịch nông nghiệp bản địa; kích thích tiêu dùng nông sản, đặc sản chất lượng cao, sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm OCOP, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm chế biến có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại theo vùng để thúc đẩy liên kết vùng trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nhằm tạo ra các vùng nguyên liệu lớn, sản lượng lớn, năng suất cao phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu; phát triển sản phẩm và nâng cao nhận thức, năng lực cho nông dân, HTX để tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo ra thu nhập.

Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông về định hướng
tiêu dùng nông sản trong nước, định hướng và kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất -
chế biến - tiêu thụ nông sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khuyến cáo người dân sản xuất căn cứ vào nhu cầu thị trường để tránh tình trạng dư cung gây tác động lên giá cả thị trường./.

Lịch công tác
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 27/04/2020 - 03/05/2020 - (28/04/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 10/02/2020 - 16/02/2020 - (12/02/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 12/11/2012 - 18/11/2012 - (03/06/2019)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 19/11/2012 - 25/11/2012 - (03/06/2019)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH