Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân

Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang  *  Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang

ĐỊNH HƯỚNG CHO NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA NẾP THEO HƯỚNG AN TOÀN GẮN VỚI CHUỖI LIÊN KẾT

Trong vụ Thu Đông này, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Phú Tân triển khai mô hình “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ kết hợp công nghệ sinh thái gắn với liên kết tiêu thụ” với diện tích 36,5 hecta tại xã Hiệp Xương. Qua 3 tháng thực hiện đã đạt tín hiệu tính cực, bà con nông dân ứng dụng tốt canh tác lúa nếp đúng theo quy trình kỹ thuật SRP, nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp giảm chi phí và đáp ứng chuỗi liên kết với doanh nghiệp.

Mô hình “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ kết hợp công nghệ sinh thái gắn với liên kết tiêu thụ” được thực hiện từ ngày 5/8 đến 5/11/2022 với diện tích 36.5 hecta có 12 nông dân tham gia canh tác giống lúa OM 18. Khi tham mô mình, nông dân phối hợp với cán bộ kỹ thuật Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật tiến hành trồng hoa quanh bờ ruộng với số lượng: 3.500 cây hướng dương, 25.000 cây sao nhái; 15.000 cây hoa cúc; 1.000 cây hoa xác pháo; 1.500 cây xuyến chi và rau dừa cạn. Bên cạnh, bà con nông dân còn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kết hợp bón phân hữu cơ và tập huấn về các vi sinh vật có lợi cho đất; ảnh hướng của thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác, tác động của biến đổi khí hậu.

Theo chia sẻ của ông Đỗ Văn Dữ -  ngụ xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân cho biết: Tham gia mô hình, gia đình tôi canh tác với diện tích khoảng 5,5 hecta giống OM 18, nếu như thời gian trước ông canh tác theo kiểu truyền thống không biết việc trồng hoa trên bờ ruộng, nay có cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn tận tình về quản lý dịch hại, sản xuất theo ứng dụng 1 phải 5 giảm, giúp bà con nông dân giảm chi phí rất nhiều, đáng kể là giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu. Lúa đến trên 50 ngày tuổi mà chưa xuất hiện sâu bệnh gây hại đều này làm cho bà con nông dân phấn khởi.

Tương tự,  anh Phan Trung Thu -  cùng ngụ xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân cũng nhận định:  canh tác 2 hecta giống OM18, đây là lần đầu tiên anh tham gia mô hình này, nhưng thấy hiệu quả rất rõ rệt, khi lúa khoảng 46, 47 ngày tuổi anh mới bắt đầu phun xịt phòng bệnh vi khuẩn với đạo ôn, nếu như so với mấy vụ trước, lúa khoảng 25 ngày thì bắt đầu có sâu lá và rầy nâu gây hại, nhưng hiện nay tại ruộng chưa ghi nhận sâu rầy, lượng phân bón hóa học cũng giảm đáng kể nhờ kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học, vừa tiết kiệm chi phí, vừa quản lý dịch hại tốt, đảm bảo tiêu chuẩn liên kết với công ty, anh Thu vui vẻ nói.

Bà Nguyễn Mỹ Linh – Phó Trưởng Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Phú Tân  cho biết: Xét về hiệu quả kinh tế, nhờ trồng hoa theo công nghệ sinh thái, do vậy khi lúa từ 12-80 ngày sạu sạ đã xuất hiện khá nhiều thiên địch và mật độ sâu bệnh gây hại là không đáng kể, nên chi phí sản xuất khoảng 26 triệu đồng, năng suất ruộng mô hình khoảng 6,8 tấn/ hecta, giá bán 6.500 đồng/kg lợi nhuận mang về trên 18 triệu đồng/hecta. Trong khi ruộng đối chứng, chi phí sản xuất trên 31 triệu đồng chênh lệch giữa ruộng mô hình khoảng 4 triệu 800 nghìn đồng, lợi nhuận mang về chỉ 13 triệu 600 nghìn đồng, thấp hơn so với ruộng mô hình.

Theo Bà Nguyễn Mỹ Linh – Phó Trưởng Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Phú Tân cho biết thêm: nhờ kết hợp bón phân hữu cơ nên giảm 30-50kg/hecta, giảm 4 lần phun thuốc và bón phân hóa học. Từ việc trồng hoa sinh thái đã tạo một lượng thiên địch đáng kể, canh tác theo quy trình kỹ thuật SRP, nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp giảm chi phí và đáp ứng chuỗi liên kết với doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn bền vững./.

Lịch công tác
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 27/04/2020 - 03/05/2020 - (28/04/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 10/02/2020 - 16/02/2020 - (12/02/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 12/11/2012 - 18/11/2012 - (03/06/2019)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 19/11/2012 - 25/11/2012 - (03/06/2019)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH