Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân

Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang  *  Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang

SẢN XUẤT LÚA CARBON THẤP NHẰM GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VỪA TĂNG NĂNG SUẤT VỪA GIẢM CHI PHÍ

Hướng đến sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì và bảo tồn các hệ sinh thái trên đồng ruộng, tiết giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Trong vụ Thu Đông này, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Phú Tân triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa CACBON thấp hay còn gọi 1 phải 6 giảm tại xã Phú Thạnh và Hiệp Xương, qua mùa vụ thực hiện mô hình được nông dân trên địa bàn đánh giá khá hiệu quả.

Tham gia mô hình sản xuất lúa CACBON thấp với diện tích 01 hecta giống IR4625, nông dân Lâm Tấn Hạnh – ngụ xã Phú Thạnh chia sẻ: Lần đầu tiên, áp dụng quy trình canh tác sạ thưa, cán bộ kỹ thuật còn hướng dẫn cho nông dân tham gia mô hình tuân thủ quy trình sản xuất 1 phải 6 giảm: giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau khi thu hoạch và giảm phát thải khí nhà kính (canh tác ít carbon), Bên cạnh đó, còn trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng, nên cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng, tăng số lượng thiên địch giảm sâu rầy gây hại. Ông Hạnh nói thêm: qua một mùa vụ tham gia mô hình, bản thân ông rất tâm đắc với những hiệu quả mang lại, năng suất đạt 6,7 tấn/hecta, với giá bán 7.800 đồng/kg, thu lợi nhuận trên 32 triệu 600 đồng/hecta, cao hơn 2 triệu đồng/hecta so với ruộng đối chứng, ông Hạnh mong muốn mô hình tiếp tục được  triển khai trong thời gian tới, để giúp bà con nông dân thay đổi thói quan canh tác.

Còn tại xã Hiệp Xương, nông dân Nguyễn Văn Thạnh tham gia mô hình “sản xuất lúa carbon thấp” với diện tích 2 hecta canh tác giống lúa OM18, ông Thạnh chia sẻ: Khi tham gia mô hình, ông không đốt rơm như truyền thống mà sử dụng chế phẩm Tricoderma để xử lý rơm rạ, sau đó, tiến hành cày vùi rơm, giảm lượng giống gieo sạ chỉ còn 120kg/hecta; trồng hoa công nghệ sinh thái trên bờ ruộng; tiến hành xiết nước ở 2 thời điểm lúa khoảng 30-40 ngày và giai đoạn lúa từ 75 ngày đến khi thu hoạch. Áp dụng biện pháp xạ thưa, nên tiết giảm được 130kg giống/hecta; năng suất ước đạt 6,9 tấn/hecta, với giá bán 8.600 đồng/kg, thu lợi nhuận trên 35 triệu 900 đồng/hecta, cao hơn 4 triệu đồng/hecta so với ruộng đối chứng. ông Nguyễn Văn Thạnh nói thêm: ưu điểm của mô hình là giảm được lượng phân đạm, đặc biệt đối với giống lúa OM 18 khi canh tác theo mô hình sẽ hạn chế được cháy bìa lá, hạn chế đỗ ngã và đảm bảo năng suất.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh – Phó Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Phú Tân thông tin: Khi tham gia mô hình, nông dân được giới thiệu và sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ và phân hữu cơ trên đồng ruộng. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, các hệ sinh thái trên đồng ruộng, quy định hợp đồng của doanh nghiệp liên kết, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khoẻ con người và môi trường

Với những thành công của mô hình, không chỉ giúp nông dân thay đổi thói quen canh tác, hướng đến quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Từng bước xây dựng vùng nguyên liệu trồng lúa nếp theo hướng chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản./.

Lịch công tác
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 27/04/2020 - 03/05/2020 - (28/04/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 10/02/2020 - 16/02/2020 - (12/02/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 12/11/2012 - 18/11/2012 - (03/06/2019)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 19/11/2012 - 25/11/2012 - (03/06/2019)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH