Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân

Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang  *  Cổng Thông tin điện tử huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang

HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO TỪ TRỒNG ĐÂU NÀNH RAU BÓN PHÂN HỮU CƠ Ở HUYỆN PHÚ TÂN

Không chỉ là vùng chuyên canh cây nếp. Những năm qua, huyện Phú Tân đã đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để chuyển đổi mở rộng diện tích canh tác rau màu, trong đó trồng cây đậu nành rau được huyện mở rộng liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Vụ đông xuân 2023-2024., Tổ Hợp tác trồng đậu nành rau xã Phú Xuân, huyện Phú Tân liên kết tiêu thụ với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang 45ha. Nhằm giúp Tổ Hợp tác phát triển bền vững, vụ này, Tổ Hợp tác được Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang hỗ trợ phân bón hữu cơ, nhờ đó cây đậu phát triển rất tốt, trái chất lượng, sáng bóng. Ước tính mỗi ha đạt năng suất 13 -14 tấn đậu, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi từ 60 – 70 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất ngoài liên kết 10 triệu đồng. Tổ Hợp tác trồng đậu nành rau xã Phú Xuân tham gia liên kết với doanh nghiệp từ năm 2016, nông dân tham gia liên kết được hỗ trợ 40% giống, 50% phân hữu cơ, phân bón lốt, 100% thuốc bảo vệ thực vật sinh học và trợ giá 3 – 5%. Hướng tới sẽ vận động bà con trên địa bàn xã gia nhập thành viên, tăng diện tích trồng đậu lên gấp đôi so hiện tại, đồng thời sử dụng phân bón hữu cơ xuyên suốt trong quá trình sản xuất. Anh Nguyễn Huy Phong - thành viên tổ Hợp Tác đậu nành rau, xã Phú Xuân  huyện Phú Tân cho biết: “Tôi tham gia từ nhiều năm nay, khi tham gia tôi được các thành viên trong tổ, nhà nước, công ty hỗ trợ rất nhiều, làm rất là đạt từ nâng suất cho đến giá cả; nếu mà trong những năm tới nhà nước, công ty hỗ trợ cho chúng tôi giống như năm nay thì anh em trong tổ tôi làm yên tâm hơn, đầu tư mở rộng diện tích trồng nhiều hơn nữa, để tăng thu nhập kinh tế gia đình…”.

Đánh giá kết quả thực hiện mô hình trồng dậu nành rau sử dụng bằng phân hữu cơ, Anh Nguyễn Minh Cảnh -  Tổ trưởng Tổ Hợp tác đậu nành rau, xã Phú Xuân cho biết: “ Sử dụng phân hữu cơ vào việc trồng đậu nành rau thì giúp quá trình sinh trưởng cây tốt hơn, cây được hấp thu dinh dưỡng sớm hơn, đâm trồi, đẻ nhánh nhiều hơn, nâng suất trái đậu đạt nhiều hơn so với các năm trước…”.

Thạc sĩ Lê Thị Huyền Linh - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân cho biết: “Bà con nông dân tham gia tổ hợp tác khi tham gia mô hình đã tuân thủ theo quy trình của mô hình, tức là bón 50% phân hữu cơ và 50% phân hóa học, thì có sự khác biệt so với trước đây khi bà con sử dụng 100% phân hóa học, đồng thời khi tham gia bà con còn được hướng dẫn bón lót trước khi xuống giống, từ đó giúp cậy đậu nành ra tốt hơn, cho trái nhiều hơn…”.

Ngoài hiệu quả kinh tế, mỗi vụ thu hoạch, Tổ Hợp tác đậu nành rau xã Phú Xuân giải quyết việc làm cho khoảng 200 người, thù lao từ 200.000 – 400.000 đồng/ngày, tùy theo số lượng trái lặt được, thời gian thu hoạch kéo dài trong nửa tháng. Bà Nguyễn Thị Tơ - người hái đậu nành rau, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân cho biết: “Tôi tham gia rất nhiều năm rồi, có nhiều lợi nhuận, có nhiều công ăn chuyện làm cho người dân chúng tôi, có thêm thu nhập, nếu người nào lặt trái giỏi thì ngày kiếm vài trăm nghìn, có lúc lên đến khoảng 450 nghìn…”.

Nhờ có hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều địa phương trên địa bàn huyện đang có xu hướng phát triển cây đậu nành rau. Hy vọng rằng, những năm tiếp theo cây đậu nành rau sẽ là cây trồng chủ lực giúp nhiều nhà nông trên địa bàn. Đậu nành có khả năng cố định đạm, giúp đất tơi xốp và giảm chi phí phân bón khi canh tác các vụ tiếp theo. Anh Nguyễn Minh Cảnh - Tổ trưởng, Tổ Hợp tác đậu nành rau, xã Phú Xuân cho biết: “Hướng sắp tới nếu được thì nhờ các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tổ tiếp nhận sử dụng nguồn phân hữu cơ và vốn để từng bước thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, tạo nên nền nông nghiệp sạch bền vững, cho vùng nông nghiệp xanh, an toàn, để đảm bảo cho thế hệ mai sau sử dụng an toàn, giúp cho thế hệ mai sau khai thác thuận tiện sạch hơn,…

Thạc sĩ  Lê Thị Huyền Linh - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân cho biết: “Đến hiện tại mô hình đã đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên để mô hình phát triển bền vững hơn cũng như kiến nghị của bà con, thì ngành xin khuyến cáo người nông dân nên áp dụng quy trình sản xuất bằng phân hữu cơ để đánh giá, cải tạo của đất cho tơi sốp, thay vì bà con chỉ sử dụng 01 vụ thì cái việc cải tạo đất khó có thể đánh giá, không nhìn thấy rỏ rệt…”.

Có thể thấy, mô hình trồng đậu nành rau gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân, thay thế cây trồng cũ hiệu quả kém, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

 

Lịch công tác
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 27/04/2020 - 03/05/2020 - (28/04/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 10/02/2020 - 16/02/2020 - (12/02/2020)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 12/11/2012 - 18/11/2012 - (03/06/2019)
  • Lịch công tác tuần của UBND huyện từ ngày 19/11/2012 - 25/11/2012 - (03/06/2019)
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH