Chữ ký số - Những lợi ích cho người sử dụng

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đã được xác định là một giải pháp quan trọng. Việc triển khai sử dụng chữ ký số đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân như tăng cường bảo mật; giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất; nâng cao trải nghiệm người dùng.

Trước đây chúng ta vẫn thường phải ban hành các loại tài liệu dưới dạng bản giấy như văn bản sẽ phải in sao ra thành nhiều bộ, tốn thời gian ký, đóng dấu và mỗi lần phải sửa đổi thì gần như toàn bộ hồ sơ cũ sẽ phải bỏ rất tốn kém.

Hiện nay các giao dịch trực tuyến đang được nhiều cơ quan chấp nhận và trong xu thế tương lai thì phương thức giao dịch trực tuyến sẽ trở thành phổ biến. Và để đảm bảo cho giao dịch trực tuyến thì không thể không sử dụng đến các biện pháp định danh điện tử để xác thực hồ sơ, tài liệu và các giao dịch, một trong những loại định danh điện tử phổ biến hiện nay đó là chữ ký số.

Chữ ký số cá nhân là chữ ký điện từ có giá trị tương đương với chữ ký tay của mỗi cá nhân, được dùng với mục đích xác thực danh tính của người ký. Đây là công cụ quan trọng giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến toàn trình đảm bảo linh hoạt ký duyệt mọi lúc, mọi nơi, không cần chuẩn bị hồ sơ bản cứng, rút ngắn tối đa thời gian giao dịch hành chính, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành

Tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ 01/07/2024 quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau: Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm: Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 25/2/2025 của UBND tỉnh An Giang, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2030 “Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân” đạt ≥ 50%. Theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND, ngày 03/10/2024 của UBND tỉnh An Giang, toàn tỉnh phấn đấu trong năm 2025 “ Phấn đấu trên 90% cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liênhiệp Phụ nữ, Hội nông dân trên địa bàn tỉnh được cấp chữ ký số công cộng;Trên 10% người dân trưởng thành được cấp chữ ký số công cộng”.

Ngày 02/5/2025 Sở khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang 695/SKHCN-PTCN-CĐS ban hành công văn về việc triển khai đăng ký chữ ký số chuyên dùng công vụ và chữ ký số công cộng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2025, theo đó:

Đối với chữ ký số chuyên dùng công vụ: Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh “Đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan, địa phương phải xử lý hồ sơ công việctrực tuyến và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh”. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách thực hiện đăng ký chữ ký số chuyên dùng công vụ cho tất cả công chức, viên chức thuộc cơ quan đơn vị quản lý để phục vụ xử lý, giải quyết hồ sơ công việc trên môi trường mạng theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 189/TBVPUBND.

Đối với Chữ ký số công cộng: Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu 100% cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý phải thực sự tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến (nộp hồ sơ trựctuyến). Chủ động phối hợp các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số công cộng tổ chức triển khai phấn đấu mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; học sinh Trung học phổ thông từ lớp 11 trở lên đăng ký chữ ký số công cộng đến hết ngày 22/5/2025 để sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp thông tin các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ chữ ký số công cộng trên địa bàn tỉnh An Giang để các cơ quan, đơn
vị, địa phương lựa chọn dịch vụ, phối hợp doanh nghiệp triển khai.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Phối hợp, chỉ đạo triển khai đăng ký chữ ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số công cộng đến UBND cấp xã trên địa bàn để thực hiện; Chỉ đạo Tổ Công nghệ số cộng đồng tại địa phương phối hợp các Doanh nghiệp cung cấp chữ ký số công cộng thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” khuyến khích, cung cấp chữ ký số và hướng dẫn người dân sử dụng; Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ cử công chức làm đầu mối phối
hợp trong quá trình triển khai;

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và một thuê bao di động, mọi công dân có nhu cầu đều có thể đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cá nhân từ xa một cách dễ dàng, tiện lợi tại các điểm giao dịch của Viettel An giang, VNPT  An Giang, Công ty cổ phần Misa. Với chữ ký số đã được đăng ký, công dâncó thể yên tâm sử dụng trong mọi hoạt động bao gồm: Giao dịch điện tử trên các hệ thống Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử; xác thực cá nhân trong các giao dịch chứng khoán, ngân hàng; ký số trong các giao dịch hợp đồng điện tử, hợp đồng lao động…

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền chuyển đổi số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử xác định là điều kiện cần trong thời đại công nghệ số hiện nay. Chữ ký số giúp tăng cường bảo mật; cung cấp phương pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử với kỹ thuật, công nghệ mật mã cao; xác thực người ký, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Chữ ký số cũng giúp việc xử lý hoàn toàn trực tuyến, không cần phải ký tay hoặc vận chuyển tài liệu giấy thủ công.

Chữ ký số cá nhân giúp giải quyết tất cả các giao dịch điện tử cần xác thực danh tính của người dùng, vì vậy nó sẽ là thành phần không thể không có trong phát triển kinh tế số, chính quyền số.

Tác giả
BBT