Theo đó, UBND huyện Phú Tân vừa triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang năm 2025 trên địa bàn huyện Phú Tân.
Nhằm tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch số 359/KH-UBND ngày 26/02/2021 của UBND huyện Phú Tân về Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án mỗi xã một sản phẩm huyện Phú Tân giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Tăng cường tuyên truyền về Chương trình OCOP đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; áp dụng đồng bộ các chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình; tăng cường vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhất là các xã, thị trấn. Phát triển sản phẩm OCOP nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án OCOP-AG góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn trên địa bàn huyện.
Mục tiêu cụ thể: Thường xuyên rà soát củng cố, kiện toàn Hội đồng, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện; Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực hiện cho cán bộ thực hiện Chương trình OCOP, đặc biệt là năng lực quản lý, hoạt động của các Chủ thể tham gia vào Chương trình OCOP. Áp dụng đồng bộ các chính sách trong đó tập trung hỗ trợ, nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng cải tiến bao bì, nhãn mác; thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 có thêm 05 sản phẩm được chứng nhận OCOP (từ 3 sao trở lên); đánh giá lại 02 sản phẩm (Lạp xưởng cá thát lát, Kem trái cây vị sầu riêng). Thực hiện chuyển đổi số trong thực hiện nâng cao năng lực thực hiện cho cán bộ phụ trách Chương trình OCOP; đặc biệt là năng lực quản lý, hoạt động của các Chủ thể tham gia vào Chương trình OCOP. Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và Chủ thể kinh tế chủ động trong việc duy trì, nâng hạng sao và công nhận lại sau 36 tháng của sản phẩm OCOP cho các sản phẩm đã đến hạn.
Có 100% cán bộ quản lý, thực hiện Chương trình cấp huyện đến xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, hộ có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP tham gia các lớp tập huấn về chương trình OCOP do tỉnh, huyện tổ chức. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng 02 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP.
Để đạt mục tiêu, Phú Tân tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức trên phương tiện thông tin đại chúng; các Trang, Cổng thông tin điện tử của huyện và mạng xã hội (Facebook, zalo,…); thực hiện các chuyên mục, chuyên đề; tuyên truyền trực quan (pano, băng rol, tờ rơi…); lồng ghép với hoạt động truyền thông trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến cán bộ, đảng viên, hộ SXKD, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện.
Khai thác tốt các trang thông tin điện tử của huyện để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP đến các tầng lớp nhân dân và các hộ sản xuất kinh doanh về lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn, từ đó nâng cao nhận thức, tạo sự lan toả, đồng thuận và chủ động tham gia vào Chương trình OCOP.
Đồng thời gắn nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP với nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên kiện toàn Hội đồng và Tổ Giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và có Quy chế hoạt động trong công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn với các nội dung có liên quan đến Chương trình OCOP ch cán bộ trực tiếp thực hiện từ cấp huyện đến xã, thị trấn và các chủ thể có sản phẩm tiềm năng và sản phẩm đạt OCOP.
Triển khai các hoạt động nâng cấp và phát triển nâng hạng sao cho các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP năm đã đến thời hạn công nhận lại; nghiên cứu triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ về ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trên cơ sở đề xuất của tổ chức, cá nhân (trong đó ưu tiên đến các công nghệ bảo quản, chế biến, đa dạng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh).
Phú Tân cũng khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể đăng ký xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, ứng dụng khoa học tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh,…theo các chính sách ngành khoa học và công nghệ đang thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang…
“Năm 2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đánh giá cho 02 sản phẩm tham gia mới: Bưởi da xanh Phú Hộ – Hộ kinh doanh Bưởi da xanh Phú Hộ; Dưa lưới công nghệ cao Bình Thạnh Đông – Tổ hợp tác dưa lưới công nghệ cao Bình Thạnh Đông. Kết quả 02 sản phẩm đều đạt số điểm ở mức 03 sao, đã được công nhận. Tính đến nay, toàn huyện có 11 sản phẩm OCOP đạt 3 sao (Rượu dâu tằm, nước cốt dâu tằm, Siro Atiso, Chả cá thát lát, chả cá thát lát rút xương, Lạp xưởng cá thát lát, Kem trái cây vị sầu riêng, Cà na xí muội, Bánh ngủ cốc, Dưa lưới, Bưởi da xanh)”./.