Hội thảo mô hình trình diễn vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta

Sáng 12/8, tại xã Hiệp Xương. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang triển khai mô hình trình diễn vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024.
          Tham dự hội thảo có  Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Trần Thanh Hiệp; Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI); Cán bộ nông nghiệp, 80 nông dân và các Hợp Tác xã trên địa bàn huyện Phú Tân tham dự.

Theo đó, các đại biểu và nông dân trực tiếp đến ruộng tham quan mô hình trình diễn vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải. Mô hình được triển khai tại xã Hiệp Xương trong vụ thu đông 2024, với diện tích 15 hecta, có 9 nông dân là thành viên của Hợp Tác xã Hiệp Xuân Phú, ứng dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân, sử dụng giống lúa OM5451, lượng giống gieo sạ 80kg/hecta, kết hợp bón vùi phân khoảng 250kg/hecta, khoảng cách hàng rộng - hẹp là 40x10cm. Mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt.


Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Trần Thanh Hiệp nhấn mạnh: Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” là một hướng đi mới bắt đầu từ năm 2024 và lộ trình đến năm 2030, An Giang xuất phát điểm đầu tiên trong vụ Hè Thu gần 21.000 hecta, giúp người nông dân thay đổi tư duy sản xuất, để thực hiện tốt mô hình rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự đồng hành của người nông dân, trong đó, vai trò của HTX là vô cùng quan trọng phối hợp Tổ Khuyến nông cộng đồng để góp sức thực hiện thành công của mô hình.


Cũng tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ: Mô hình tại Hiệp Xương 15 hecta được xem là bước khởi đầu, huyện sẽ xúc tiến thực hiện đề án này, theo đó, dự kiến xã Phú Thạnh thực hiện Đề án với diện tích 50 hecta, và tiếp tục mở rộng diện tích ở 12 xã, thị trấn. Phú Tân sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông để nông dân nắm được những lợi ích thiết thực khi tham gia Đề án./.
 

        Theo anh Dũng, chi phí khi sản xuất theo hướng hữu cơ cao hơn thông thường nhưng không đáng kể, bù lại hiệu quả cho cây trồng và nhà vườn rất thiết thực. So sánh với các hộ sản xuất lân cận, cây mít Thái chăm sóc bằng phân hữu cơ rất khỏe, lớp vỏ cây có màu “mỡ gà”, chứ không xanh đậm hoặc xanh đen như cây được bón phân hóa học. Về năng suất thì không thua kém, khoảng 500 cây cho thu hoạch vụ đầu tiên đạt 1,4 - 1,5 tấn trái. “Cây mít Thái được khai thác năng suất tối đa nên tỷ lệ cây hao hụt khá cao. So với vườn thông thường, trong quá trình sinh trưởng có thể chết 60 - 70 cây (trên tổng số 1.000 cây), còn vườn mít hữu cơ của tôi hao hụt chỉ vài cây” - anh Dũng chia sẻ.
          Những nông dân như anh Dũng rất tán thành phương pháp sản xuất mới và nhận thấy những năm gần đây, các hộ làm vườn đều theo hướng đi này. Nông dân không chỉ ý thức sản xuất hữu cơ là xu thế, cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu ra, mà còn đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe của chính họ. Tiếp cận cái mới đã có, cây trồng được sản xuất theo phương pháp sạch, an toàn...
          Điều nông dân mong mỏi là thời gian tới được ngành chức năng hỗ trợ đầu ra, tìm nguồn tiêu thụ có giá cả cạnh tranh, ổn định để nhà vườn kiên trì với mô hình. Trong đó, câu chuyện được đảm bảo đầu ra, nâng cao giá trị nông sản cũng là cách thuyết mục với những hộ sản xuất truyền thống còn lại. Minh chứng tại vùng sản xuất của mình, anh Nguyễn Minh Cảnh (xã Phú Xuân) kể, từ chục năm trước, khi bà con chuyển từ lúa, rau màu khác sang trồng đậu nành rau, ai cũng canh cánh nỗi lo, trồng bán cho ai? Sau khi được liên kết sản xuất và tiêu thụ với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), đến nay mỗi năm diện tích trồng đậu nành rau đều mở rộng, thu hút thêm các hộ tham gia vào tổ liên kết.
          Vài năm nay, trên nền đất “sạch” đã tuân thủ quy trình sản xuất đậu nành rau với doanh nghiệp (DN), để giữ nguyên chất lượng đất cho vụ kế tiếp, bà con nông dân trồng thêm 1 vụ bắp ngọt, đồng lòng tuân thủ áp dụng theo phương pháp hữu cơ. Sau nỗ lực tìm kiếm, tổ hợp tác đã có DN liên kết đầu ra bắp trái, khiến ai nấy đều vui mừng. Thu hút nông dân vào các mô hình sản xuất tập thể là bước đầu để giải quyết khó khăn của câu chuyện dài về đầu ra của nông sản. Có thể thấy, khi đã tham gia sản xuất tập thể, sự khác biệt với nông dân sản xuất bên ngoài là vai trò của tổ hợp tác, hợp tác xã với phương án sản xuất hợp lý và có đầu ra ổn định.
          Điển hình, với sản phẩm bưởi da xanh, tạo đà cho giai đoạn đầu chuyển đổi của nông dân, Hội Nông dân huyện Phú Tân đã tập hợp các hộ tiên phong của nhiều xã thành lập Câu lạc bộ (CLB) nông dân giỏi trồng bưởi da xanh. Không chỉ có môi trường sinh hoạt cho hội viên trao đổi kinh nghiệm thường xuyên, CLB còn giúp nhau tiêu thụ đầu ra khá ổn định. Sau hiệu quả của sản xuất lúa, Hợp Tác xã Nông nghiệp Phú Thạnh còn giúp nông dân có thêm nguồn thu từ rơm rạ, đại diện cho nông dân ký hợp đồng với DN thực hiện mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm.
          Hàng năm, đánh giá lại tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện cù lao, lãnh đạo huyện cho rằng, do đặc thù là vùng trồng nếp chuyên canh, việc chuyển đổi vật nuôi, cây trồng trên địa bàn huyện chưa thể đòi hỏi có đồng bộ. Sản xuất của nông dân chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún, quá trình chuyển đổi mang tính “da beo”, thiếu tính quy hoạch, thiếu bền vững… và nhất là nông dân sản xuất còn chạy đua phong trào.
          Trong nền kinh tế thị trường, tất cả đều phải tuân theo quy luật, có nghĩa khi “cung” không gặp “cầu” sẽ nảy sinh khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu. Trường hợp “cung” vượt “cầu”, nông dân bị ép giá là lẽ đương nhiên. Mặt khác, với những hộ đang sản xuất nhỏ lẻ, đầu ra duy nhất phải lệ thuộc thương lái cũng gặp không ít khó khăn.
          Điều đó yêu cầu sản xuất hàng hóa phải gắn với thị trường tiêu thụ, những nông dân phải gắn kết với nhau để cùng hỗ trợ phát triển. Ngay cả khi tham gia vào liên kết, vẫn còn tình trạng nông dân chạy theo lợi ích trước mắt, khi tham gia ký kết vẫn còn bị dao động bởi giá cả bên ngoài, thiếu “thủy chung” với DN. Ngược lại, một số DN chưa thực hiện tròn “chữ tín” với nhà nông, đôi bên không có điểm chung để cảm thông, hợp tác lâu dài dẫn đến liên kết lỏng lẻo, khó bền vững. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để đảm bảo hiệu quả, UBND huyện Phú Tân đã đề nghị các địa phương trên địa bàn có kế hoạch chi tiết trong chuyển đổi. Cùng với đó, chú trọng những cây trồng phù hợp và đảm bảo đầu ra cho nông dân. Song song với việc thu hút các DN đầu tư chế biến nông sản, nhà nông cũng phải cân nhắc lựa chọn những cây trồng phù hợp có gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến để tạo cơ hội tiêu thụ tốt hơn.
 

Tác giả
Lê Giàu