NÔNG DÂN XÃ HIỆP XƯƠNG TRỒNG MÍT THÁI CÓ LỢI NHUẬN KINH TẾ CAO

             Nhiều năm trở lại đây, có nhiều nông dân ỏ xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp. Trong đó, phải kể đến là Tổ Hợp tác trồng mít thái xã Hiệp Xương. Nơi đây, tập hợp những nông dân sản xuất chuyên canh và xen canh cây mít Thái cho trái quanh năm, mang lại lợi nhuận kinh tế khá ổn định. 

             Theo nông dân Phan Văn Tâm, thành viên Tổ Hợp tác trồng mít thái xã Hiệp Xương chia sẻ: Khi tham gia Tổ Hợp tác các anh, em trong tổ cũng thường xuyên đi thăm vườn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau. Từ hiệu quả của 5 công mít thái siêu sớm, anh Tâm đã chuyển đổi thêm 11 công đất tiếp tục trồng mít thái, bước đầu cho thu hoạch với năng suất và lợi nhuận ổn định, hầu hết các thành viên ở đây đều có chung quan điểm là cho mít để trái chuyền, rải vụ quanh năm, mỗi cây mang từ 3-4 trái, theo từng thời điểm giá mít lên xuống theo thị trường, nhưng hầu hết ở mức giá nào nông dân cũng có Mít bán cho thương lái. Nếu có kỹ thuật tốt để trái loại 1 thì mức giá cao, nông dân sẽ có lợi nhuận kha khá, còn duy trì mức giá 10 nghìn đồng/kg mít chợ, thì vẫn đảm bảo thu nhập hàng tuần từ 1-2 triệu đồng, ông Tâm nói.

NÔNG DÂN XÃ HIỆP XƯƠNG TRỒNG MÍT THÁI CÓ LỢI NHUẬN KINH TẾ CAO

              Tương tự như ông Huỳnh Văn Phát Tài, cùng ngụ xã Hiệp Xương đang canh tác 10 công mít thái trong thời kỳ thu hoạch, cũng là thành viên của Tổ Hợp tác trồng mít thái, với sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, ông được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây ăn trái, trong đó, có cây mít, nhờ vậy mà trong quá trình canh tác tương đối gặp thuận lợi. Ông Tài cũng nhận định, mít là loại cây trồng không quá khó, chủ yếu bón phân, tưới nước, quản lý sâu bệnh rầy gây hại. Năm đầu thu hoạch được khoảng  300-400kg/tháng, sau đó tăng lên thường xuyên, đáng kể từ năm 2, năm 3 trở đi số lượng thu hoạch từ 1,7 -2 tấn/công, nhờ vậy mà thu nhập ổn định hơn. Tham gia vào Tổ Hợp tác anh em còn chia sẽ giới thiệu thương lái cho nhau, nên các thành viên trong tổ vô cùng phấn khởi, ông Huỳnh Văn Phát Tài nhấn mạnh.

NÔNG DÂN XÃ HIỆP XƯƠNG TRỒNG MÍT THÁI CÓ LỢI NHUẬN KINH TẾ CAO

                Theo ông Phan Văn Tông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Xương cho biết: Toàn xã có 29 hecta trồng mít, trong năm 2022, địa phương đã thành lập 1 Tổ Hợp tác để tập hợp bà con nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật và liên kết đầu ra nông sản, Tổ Hợp tác sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần, qua sinh hoạt giúp cho nông dân nhiều kinh nghiệm về các bệnh gặp thường xuyên trên cây mít, cũng như cách chăm sóc, tỉa trái, tạo tán làm sao để cây mít khoẻ ra hoa, cho trái quanh năm, đạt giá trị cao, từ đó, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

             Hiện toàn huyện Phú Tân có 116,48 hecta mít, được trồng dưới dạng xen canh hoặc chuyên canh, tập trung tại các xã: Phú Hưng, Hiệp Xương, Hòa Lạc, Phú Long, Tân Hòa, Phú An, ngành nông nghiệp huyện Phú Tân đã và đang phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng cho Tổ Hợp tác trồng mít thái xã Hiệp Xương sản xuất cây mít thái an toàn đáp ứng nguồn hàng cung cấp cho thị trường, tiến tới tạo thương hiệu sản phẩm cho Tổ Hợp tác../.

Tác giả
Lê Giàu