Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Phú Tân phát sinh nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai như: Lợi dụng việc đào ao nuôi cá trong vùng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản để vận chuyển, mua bán đất mặt; tự ý cải tạo đất gò cao để bán đất mặt; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng theo kế hoạch được duyệt; sử dụng đất sai mục đích, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý những vi phạm pháp luật của một số địa phương chưa kịp thời dẫn đến một số phản ánh của người dân đến cơ quan cấp huyện. Phần đất đào ao chỉ sử dụng cho việc đắp bờ bao tại khu đất, tuyệt đối không cho phép vận chuyển, mua bán đất mặt ra bên ngoài. Để chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên và không để phát sinh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai trong thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thị Tuyết Minh vừa yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn để Nhân dân biết và thực hiện đúng quy định. Đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm về đất đai trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật. Đối với việc đào ao trong vùng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đã được phê duyệt thì phải đảm bảo đúng mục đích sử dụng đất là đất nuôi trồng thuỷ sản, các trường hợp chưa chuyển mục đích sử dụng đất thì phải yêu cầu thực hiện xong việc chuyển mục đích sang đất nuôi trồng thủy sản mới được phép đào ao. Phần đất đào ao chỉ sử dụng cho việc đắp bờ bao tại khu đất, tuyệt đối không cho phép vận chuyển, mua bán đất mặt ra bên ngoài. Nếu phát hiện vi phạm phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra việc cải tạo đất gò cao để bán đất mặt, nếu phát hiện vi phạm phải ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đăng ký thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được UBND huyện phê duyệt. Đồng thời, phải kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện chuyển đổi của hộ gia đình, cá nhân đảm bảo đúng theo quy định. Địa phương nào để xảy ra trường hợp vi phạm nhưng không kịp thời ngăn chặn, xử lý để Huyện kiểm tra phát hiện hoặc có phản ánh của Nhân dân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Chủ tịch UBND xã, thị trấn sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật trước Chủ tịch UBND huyện. Bên cạnh đó, xem xét, xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý, được giao nhiệm vụ nhưng buông lỏng công tác quản lý địa bàn và thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, để xảy ra các vi phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì chủ động liên hệ với cơ quan chuyên môn của huyện để được hỗ trợ xử lý. Chủ tịch UBND huyện cũng yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai, đặc biệt tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của người quản lý, sử dụng đất, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sử dụng đất trong quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm về đất đai trên địa bàn để ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định pháp luật; hỗ trợ các địa phương trong việc xử lý vi phạm hành chính khi có trường hợp vi phạm. Đồng thời phối hợp với Thanh tra huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại các địa phương. Tham mưu, báo cáo UBND huyện xem xét, xử lý kịp thời hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật đất đai./.<img src="https://lh7-us.googleusercontent.com/7QSktD5sXjH4uBecoKO4z2fzzKUI4NeXX7…; data-align="center" alt="">