Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, các trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Tân thực hiện phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”, tạo môi trường giáo dục theo hướng mở, kích thích tính chủ động, hứng thú, sáng tạo trong hoạt động vui chơi, học tập, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
Với ý nghĩa thiết thực đó, Trường Mẫu giáo Tân Hòa xây dựng vườn cổ tích để tạo điểm nhấn về môi trường ngoài lớp học, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, tăng cường vận động ngoài trời, giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, với cuộc sống nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Theo đó, nhà trường đã tham mưu, xây dựng kế hoạch, lấy ý kiến tập thể chọn địa điểm để xây dựng khu vườn. Sau khi kế hoạch đã được thống nhất thực hiện, nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, đồng thời theo dõi tiến trình thực hiện của đồng chí được phân công, xem xét kế hoạch thực hiện công việc và có những đề xuất, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Giáo viên tiến hành cải tạo khu vườn
Bên cạnh, trong quá tình thực hiện, nhà trường còn huy động sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân để tạo nguồn lực thực hiện mô hình. Kết hợp với chính quyền, công đoàn trong nhà trường, phụ huynh học sinh trong các hoạt động, nhằm góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đổi mới công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh, để nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nói chung và trong công tác thực hiện mô hình Vườn cổ tích nói riêng. Kết quả vận động được 8.390.000đồng và 08 ngày công lao động của các mạnh thường quân, ủng hộ nhiều vật dụng để xây dựng như: hoa, chậu, lon sữa…
Với sự nỗ lực của tập thể nhà trường và đóng góp của phụ huynh, đến nay, Vườn cổ tích được hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động theo hướng chủ động, tích cực và hứng thú. Các trẻ rất hào hứng khám phá khu vườn, bởi nó được thiết kế gồm nhiều câu chuyện, mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật cổ tích đều ẩn chứa những ý nghĩa, những bài học giàu tính nhân văn về cuộc sống. Chính vì thế, những giờ hoạt động ở vườn cổ tích qua giọng kể ngọt ngào, dịu dàng của cô giáo về “Tấm cám, sự tích hồ gươm, , trẻ được tự chọn các nhân vật trong câu chuyện tham gia đóng kịch cùng bạn, được câu cá, chơi cầu tụt, ngoài tranh vẽ, khu vườn còn có dòng suối cầu cá, câu trượt, bàn ghế để độc chuyện .…tất cả đều được tô điểm với những gam màu tươi sáng, bắt mắt, bố trí khoa học có tác dụng gây sự tò mò và hứng thú cao độ để trẻ quan sát, tiếp thu nhanh.… qua những hình ảnh minh họa sinh động, ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu chuyện, tăng cường khả năng diễn đạt ngôn ngữ và trí nhớ, góp phần hình thành nhân cách và phát triển óc sáng tạo của trẻ.
Vườn cổ tích được ví như “khu vui chơi lý tưởng” cho trẻ, giúp các em tăng cường khả năng diễn đạt ngôn ngữ và trí nhớ, góp phần hình thành nhân cách, giáo dục trẻ phát triển toàn diện… Chính vì vậy, phát huy giá trị, hiệu quả vườn cổ tích đang được các trường mầm non quan tâm, chú trọng, qua đó, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện “đức, trí, thể, mỹ” cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay./.