Xã - Thị trấn

CÁC XÃ, THỊ TRẤN

1. THỊ TRẤN PHÚ MỸ         
- Vị trí địa giới hành chính:  Phía đông giáp xã Tân Huề tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền), phía tây giáp xã Phú Hưng, phía nam giáp xã Tân Trung và xã Tân Hòa, phía bắc giáp xã Phú Thọ.         
- Thị trấn Phú Mỹ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, có 09 ấp (Thượng 1, Cái Tắc, Thượng 2, Mỹ Lương, Thượng 3, Trung 1, Trung  Thạnh, Trung 3, Phú Hòa) với 5.583 hộ, trên 25.000 nhân khẩu.         
- Là địa bàn đông dân cư, nơi phát sinh của đạo Phật giáo Hòa Hảo cho nên phần đông người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Nhân dân Phú Mỹ có truyền thống nhân ái, đoàn kết, đang chung sức cùng chính quyền xây dựng địa phương trở thành đô thị loại IV vào năm 2015. Thị trấn hiện còn đang lưu giữ và phát triển 2/3 ngành nghề truyền thống của huyện, đó là: nghề rèn và nghề làm bánh phồng mà sản phẩm nổi danh trong, ngoài tỉnh. Trong tương lai Phú Mỹ tiếp tục phát huy lợi thế của mình trên các lĩnh vực, trong đó phải kể đến loại hình du lịch tâm linh mà hiện nay đang là điểm đến của nhiều du khách gần xa.        
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Võ Minh Luân - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Đinh Thế Nguyên - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Nguyễn Thị Trúc Linh - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Duy Phước Lành - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thành Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

2. THỊ TRẤN CHỢ VÀM         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông và  bắc giáp tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền), phía tây giáp xã Phú Thạnh, phía nam giáp xã Phú An.         
- Diện tích tự nhiên: 1.708 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.393ha (diện tích đất trồng lúa 1.156 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3,2 ha, đất nông nghiệp khác 233,8 ha).         
- Thị trấn có 05 ấp (Phú Trường, Phú Xương, Phú Vinh, Phú Hiệp, Phú Hữu), có 4.290 hộ với 16.448 nhân khẩu, trong đó người Kinh chiếm: 98,65%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1,35% (dân tộc Hoa 252 người).         
- Thị trấn Chợ Vàm có tuyến tỉnh lộ 954 đi qua nối liền với các trung tâm kinh tế của huyện Phú Tân và Thị xã Tân Châu. Bến phà Chợ Vàm là cửa ngõ giao thương với các tỉnh bạn, đặt biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, chính vì thế nó góp phần quan trọng cho việc lưu thông hàng hoá và hợp tác đầu tư với các địa phương.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Trương Thị Tuyết Ngọc - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân    
 + Cao Minh Hải- Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân    
 + Phạm Văn Nhựt - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBMTTQVN  
 + Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân    
 + Nguyễn Văn Tùng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân    
 + Phan Thị Bích Liểu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân  

3. XÃ LONG HÒA         
- Xã Long Hòa là xã mới được tách ra từ xã Long Sơn anh hùng giữa năm 2003, nằm cặp tỉnh lộ 954, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Cái Vừng), phía tây giáp xã Phú Long, phía nam giáp xã Phú Lâm, phía bắc giáp phường Long Sơn, thị xã Tân Châu.         
- Xã có 03 ấp (Long Thạnh 2, Long Hòa 1, Long Hòa 2), hơn 11 ngàn dân với 2.472 hộ sinh sống tập trung trên dọc tỉnh lộ 954.         
- Diện tích đất tự nhiên 842 ha, trong đó diện tích canh tác 720 ha, trong đó diện tích trồng lúa 574 ha, trồng hoa màu, cây trồng khác 138,3 ha, đất nuôi trồng thủy sản 7,7 ha. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, mua bán nhỏ. Toàn xã có 37 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là chế biến nông sản xuất khẩu.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Lâm Thành Pha - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Thanh Tùng  - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thành Nhiên - Phó bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Nguyễn Thị Ngọc Thía - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Lê Trung Trinh - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân +  
 + Cao Đình Hiệp - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân  
4. XÃ PHÚ LÂM         
- Vị trí địa giới hành chính: Xã Phú Lâm nằm dọc theo Tỉnh lộ 954 dài 4,6km. Diện tích tự nhiên toàn xã là 1.507,44 ha; diện tích sản xuất đất nông nghiệp là 1.267,3 ha, hệ thống sông ngòi chính có sông Cái Vừng chảy qua, địa bàn xã được phân chia gồm 06 ấp ( Phú Hòa A, Phú Hòa B, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Phú Lợi, Tân Phú); Phía Bắc giáp xã Long Hòa, phía Nam giáp xã Phú Thạnh, phía Tây giáp xã Phú Long, phía Đông giáp huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Cái Vừng).         
- Toàn xã có 3.042 hộ với 11.285 nhân khẩu. xã có địa hình đồng bằng, kênh rạch xen lẫn tạo lên nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú kết hợp với di tích lịch sử, toàn xã hiện có 288 hộ Gia đình chính sách (trong đó: 04 mẹ được phong tặng Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 72 gia đình thương binh liệt sĩ); nơi đây là vùng căn cứ kháng chiến trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, xã có 01 di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh là Thánh Thất Cao Đài Phú Lâm. Xã đạt danh hiệu văn hóa năm 2011.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Nguyễn Văn Bình - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nhan Thị Ngọc Minh  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Trương Thành Thảo - Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Lê Thị Thanh Loan - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân  
 + Lê Thành Nhựt - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân     

5. XÃ PHÚ THẠNH         
- Địa giới hành chính xã: phía Đông giáp huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Cái Vừng), phía tây giáp xã Phú Thành, phía nam giáp Thị trấn Chợ Vàm, phía bắc giáp xã Phú Lâm.         
- Phú Thạnh là xã nông nghiệp, hệ thống kênh rạch khá hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn xã được chia làm 6 ấp gồm: Phú Cường A, Phú Cường B, Phú Đức A, Phú Đức B, Phú Lộc và Gò Ba Gia.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Dương Hoài Phong  - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Lâm Văn Bé Năm - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Nguyễn Văn Sắt - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Huỳnh Duy Phương  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Trần Thanh Nguyên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nhan Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
6. XÃ PHÚ AN         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Tân Hòa huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền), phía tây giáp xã Phú xuân, phía nam giáp xã Phú Thọ, phía bắc giáp thị trấn Chợ Vàm.         
- Diện tích tự nhiên toàn xã 2.185 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.535 ha, diện tích trồng màu là 25 ha, xã gồm 04 ấp(Phú Bình, Phú Lợi, Phú Quới, Phú Quí), có 3.095 hộ với dân số 11.319 người, trong đó hộ sống bằng nghề nông chiếm 80%.         
- Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, toàn xã chuyên canh cây nếp, nhờ hệ thống đê bao toàn vùng kết hợp thủy lợi nội đồng nên công tác sản xuất ổn định và thuận lợi.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Trần Hữu Sang - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Huỳnh Duy Phương - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Cao Phú Phây - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Huỳnh Phi Long - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thanh Sang- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn An Khương  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
7. XÃ PHÚ THỌ         
- Vị trí địa giới hành chính: Phía Bắc giáp xã Phú An, phía Nam giáp thị trấn Phú Mỹ, phía Tây giáp xã Phú Xuân, phía Đông giáp xã Tân Hòa huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền).         
- Đặc điểm tình hình: xã Phú Thọ nằm cặp tỉnh lộ 954, có diện tích tự nhiên 1.544 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 1.275 ha. Toàn xã có 04 ấp (Phú Mỹ Thượng, Phú Mỹ Hạ, Phú Trung, Phú Hậu); dân số có 3.366 hộ với 12.880 người; 96% dân số sống bằng nghề nông nghiệp; 98 % người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo, còn lại 2% đạo khác.         
- Thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp, với hệ thống đê bao vững chắc trong Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao, từ đó tăng vòng quay của đất với chu kỳ 03 năm 08 vụ. Ngoài ra xã còn có các ngành nghề truyền thống như: se nhang, đắp lò đất,…         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Giáp Minh Triết  - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Phạm Ngọc Thư  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Huỳnh Thị Thúy Liễu  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Chủ nhiệm UBKT.         
 + Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Chủ tịch CĐCS         
 + Lý Minh Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Mai Quốc Việt - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
8. XÃ TÂN TRUNG         
- Vị trí địa giới hành chính: phía Đông giáp huyện Chợ Mới (ngăn cách bởi sông Vàm Nao), phía Tây giáp xã Tân Hoà, phía Nam giáp huyện Châu Phú (ngăn cách bởi sông Hậu), phía Bắc giáp thị trấn Phú Mỹ.         
- Tân Trung là xã nông nghiệp nằm cặp theo bờ Nam tỉnh lộ 954 với diện tích tự nhiên là 809,30 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 520,66 ha, xã có 5 ấp gồm: Trung 2, Tân Thạnh, Trung Hoà, Mỹ Hoá 1, Vàm Nao.         
- Với vị trí nằm cặp tỉnh lộ 954 và có 2 mặt giáp sông là lợi thế lớn của xã trong việc thông thương bằng đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài ra, xã còn có khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm cặp bến phà Thuận Giang, lòng hồ Tân Trung, có ngã ba sông Vàm Nao (nơi con cá Bông Lao quần tụ) tạo điều kiện để gắn kết giữa sản xuất - thương mại - dịch vụ và du lịch trong tương lai.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Tăng Văn Nê - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Phạm Văn Vũ  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Trần Minh Thịnh  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Phan Tấn Miên  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Quang Vinh  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Võ Thanh Tùng  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
9. XÃ TÂN HÒA         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp Thị Trấn Phú Mỹ, phía tây giáp xã Bình Thạnh Đông, phía nam giáp xã Tân Trung và xã Bình Thuỷ, huyện Châu Phú (ngăn cách bởi sông Hậu), phía bắc giáp xã Phú Hưng.         
- Tân Hoà là xã nông nghiệp, nằm ở bờ Bắc tỉnh lộ 954, giáp với thị trấn Phú Mỹ - Trung tâm huyện Phú Tân. Với tổng diện tích tự nhiên là 992,46 ha, xã được chia làm 04 ấp gồm: Hậu Giang 1, Hậu Giang 2, Mỹ Hóa 2 và Mỹ Hóa 3.         
- Với vị trí giáp trung tâm huyện, nằm cặp theo tỉnh lộ 954 và có một phần giáp với sông Hậu là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Lê Văn Còn - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Quốc Thái - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.         
 + Trần Anh Lê  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN.         
 + Trương Thị Cẩm Hường  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Chủ tịch CĐCS         
 +  Phạm Văn Hùng  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân  
 + Trần Minh Nhật - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân     

10. XÃ PHÚ HƯNG         
- Vị trí địa giới hành chính: Phía nam giáp với xã Tân Hòa và xã Bình Thạnh Đông, phía Tây giáp với xã Hiệp Xương và Phú Xuân, phía Đông giáp với thị trấn Phú Mỹ và Phía bắc giáp xã Phú Thọ.         
- Phú Hưng là 1 trong 3 xã vòng O, diện tích tự nhiên toàn xã là 1.508 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.118 ha. Toàn xã có 107 tổ tự quản phân bổ đều ở 6 ấp (Hưng Thới 1, Hưng Thới 2, Hưng Thạnh, Hưng Hòa, Hưng Tân, Hưng Mỹ), dân số có 3.582 hộ với 14.123 người, số hộ sống bằng nghề nông chiếm 90%, tập trung sống ven 2 bên bờ rạch Cái Tắc.         
- Xã có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, 98% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để sản xuất nếp, trên địa bàn xã có 01 tổ hợp tác nhân giống nếp chất lượng, có uy tín phục vụ cho nhu cầu sản xuất cả trong và ngoài địa phương. Hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Xã đạt danh hiệu văn hóa năm 2011.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Lê Tấn Phát - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND          
 + Bùi Thị Liên - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Duận Kỳ Nguyên - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch MTTQ         
 + Phạm Thanh Nhàn  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Bùi Duy Nghiệp  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Văn Tùng  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 

11. XÃ BÌNH THẠNH ĐÔNG         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Hiệp Xương, phía tây và nam giáp huyện Châu Phú (ngăn cách bởi sông Hậu), phía bắc giáp xã Phú Bình.         
- Tổng diện tích tự nhiên 1.055 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 1.040 ha. Xã có 7 ấp (Bình Trung 1, Bình Trung 2, Bình Đông 1, Bình Đông 2, Bình Quới 1, Bình Quới 2, Bình Tây 2), có 3.750 hộ với 15.155 người (trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm 95%).         
- Xã Bình Thạnh Đông nằm trong cập Sông Hậu, đa số người dân cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của xã: Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 24,14% - Tiểu thủ công nghiệp 38,99% - Thương mại dịch vụ 36,87%.         
- Do điều kiện xa trung tâm huyện những năm trước đây xã có rất nhiều khó khăn về kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn. Hòa cùng công cuộc đổi mới của Đảng, thực hiện chủ trương của Huyện ủy – Uỷ ban nhân dân Huyện. Đảng bộ và nhân dân Bình Thạnh Đông quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bến phà Năng Gù là cửa ngõ chính của huyện với các địa phương khác, ngoài ra ngôi Đình Bình Thạnh Đông được công nhận là di tích kiến trúc cấp tỉnh.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Lê Trung Anh - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Trần Thanh Hải  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Lê Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Văn Mít - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 

12. XÃ PHÚ BÌNH         
- Vị trí địa giới hành chính: Xã Phú Bình nằm dọc theo bờ đông Sông Hậu, phía Đông giáp với xã Hiệp Xương, phía Tây giáphuyện Châu Phú (ngăn cách bởi sông Hậu), phía Nam giáp xã Bình Thạnh Đông, Phía Bắc giáp với xã Hòa Lạc. Diện tích tự nhiên là 2.078 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.627,5 ha. Xã có 4 ấp: Bình Tây 1, Bình Phú 1, Bình Phú 2, Bình Thành), với số dân là 14.938 người.         
- Hệ thống kênh rạch khá hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.         
- Phần lớn người dân trong xã theo đạo Phật giáo Hòa Hảo chiếm 90%. Hiện xã có 02 chùa, 01 dinh (thờ anh hùng dân tộc, Đức cố quản Trần Văn Thành) và 02 nhà thờ đạo Thiên chúa tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Xã đạt danh hiệu văn hóa nhiều năn liền.         
- Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xã Phú Bình chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động, hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy bộ nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển. Xã có làng nghề truyền thống Bó chổi Bông Sậy ở Cồn Nhỏ.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Lê Thị Kiều Oanh - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Thanh Ngoan - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Phú Xuân - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN          
 + Võ Văn Tấn  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Phan Công Nhũng  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Trần Thị Kim Pha - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
13. XÃ HÒA LẠC         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Phú Long, xã Phú Thành và xã Hiệp xương; phía tây giáp huyện Châu Phú (ngăn cách bởi sông Hậu); phía nam giáp xã Phú Bình; phía bắc giáp xã Phú Hiệp.         
- Diện tích tự nhiên: 2.737 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 2.150 ha diện tích đất trồng lúa 2.063 ha, trồng hoa màu, đất nuôi trồng thủy sản 87,6 ha.         
- Toàn xã có 07 ấp (Hòa An, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Bình 3, Hòa Hưng 1, Hòa Hưng 2, Hòa Lộc), có 4.062 hộ với dân số 16.672 người, trong đó số lao động trong độ tuổi 11.368 lao động (lao động nữ 6.012 lao động, chiếm 52,88%).         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Huỳnh Văn Hoàng - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Lê Hoàng Minh - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Đặng Thành Long  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Hồ Quốc Cang  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + La Đức Tạo  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Thị Hồng Nga - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
14. XÃ PHÚ HIỆP         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Hòa Lạc, phía tây giáp phường Châu Phong thị xã Tân Châu, phía nam giáp thị xã Châu Đốc (ngăn cách bởi sông Hậu), phía bắc giáp xã Phú long.         
- Diện tích tự nhiên 1.637 ha; trong đó diện tích nông nghiệp 1.355 ha. Xã có 03 ấp (Hòa Hiệp, Hòa Phát, Hòa Lợi), có 1.547 hộ với tổng số 6.158 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm 70%.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Lê Văn Hiện - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Đoàn Minh Triết - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN          
 + Lê Tuấn Khải  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Lương Thị Huyền  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thái Nguyên  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân  
 + Đỗ Việt Thanh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân     

15. XÃ PHÚ LONG         
- Vị trí địa gới hành chính: Phía Đông giáp phường Long Sơn, thị xã Tân Châu và xã Phú Lâm; phía Tây giáp xã Phú Hiệp và Hòa Lạc; phía Nam giáp xã Phú Thành; phía Bắc giáp phường Long Phú và Xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu.         
- Xã có 1.149 hộ với 5.197 nhân khẩu và được chia thành 03 ấp (Long Hậu, Phú Đông, Phú Tây), nhân dân sinh sống chủ yếu cặp 2 bờ kinh Thần Nông.         
- Tổng diện tích tự nhiên 1.907 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.754 ha (diện tích đất trồng lúa 1.534 ha).         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Nguyễn Tấn Phước  - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Đặng Bảo Quốc  - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Tăng Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Hà Kha Phương Thúy - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Hà Hoài Bảo - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
16. XÃ PHÚ THÀNH         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Phú Thạnh, phía tây giáp xã Hòa Lạc, phía nam giáp xã Phú Xuân, phía bắc giáp xã Phú Long.         
- Thế mạnh của địa phương là sản xuất nông nghiệp, với hệ thống đê bao vững chắc và Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao nên công tác sản xuất ổn định và thuận lợi. Toàn xã được chia làm 03 ấp: Phú Thượng, Phú Trung và Phú Quới.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Nguyễn Văn Nghĩa - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Lý Thị Lệ Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Hà Văn Lam -  Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Lý Quốc Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Phan Văn Quí  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân       
17. XÃ PHÚ XUÂN         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Phú Thọ và xã Phú An, phía tây giáp xã Hiệp Xương, phía nam giáp xã Phú Hưng, phía bắc giáp xã Phú Thành.         
- Diện tích tự nhiên 1.837 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.629 ha (diện tích đất trồng lúa 1.442 ha, trồng hoa màu, cây trồng khác 4 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,9 ha).         
- Xã có 04 ấp (Phú Hạ, Phú Thu, Phú Đông, Phú Tây); dân số  5.349 người với 1.396 hộ, trong đó số lao động trong độ tuổi 3.021 lao động (lao động nam 1.462 lao động, chiếm 48,3 %, lao động nữ 1.559 lao động, chiếm 51,7 %).         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Hà Văn Bằng - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Võ Thành Nhơn - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Thái Hồng Phương - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Mai Thành Nguyên   - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thị Phương Linh  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân  
 + Võ Đình Huy  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân     

18. XÃ HIỆP XƯƠNG         
- Vị trí địa giới hành chính: phía đông giáp xã Phú Xuân, phía tây giáp xã Bình Thạnh Đông và xã Phú Bình, phía Nam giáp các xã Phú Hưng và Bình Thạnh Đông, phía Bắc giáp xã Phú Bình, Hòa Lạc và xã Phú Thành. Xã có chiều dài 14 km có diện tích tự nhiên 21,39 km2, diện tích sản xuất nông nghiệp 1.727 ha, tất cả đều được khép kín đê bao sản xuất 03 vụ/năm với 04 tiểu vùng: Bắc Cái Tắc, Bắc – Nam Bảy Bụng, Đông –Tây Cái Mây và  Đông Bảy Bích.         
- Do hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt nên xã có đến 17 cây cầu nối giữa xã với các xã bạn và các ấp trong xã. Toàn xã có 2.316 hộ  với 9.189 dân, được phân bổ ở 05 ấp (Hiệp Trung, Hiệp Hòa, Hiệp Hưng, Hiệp Thạnh, Hiệp Thuận),90% người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo.         
- Lãnh đạo địa phương:         
 + Nguyễn Văn Tám - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân          
 + Phạm Hiền Kế - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQVN         
 + Phan Văn Ta - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Huỳnh Văn Nùng  - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân         
 + Nguyễn Thiện Tâm  - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân         
 + Nguyễn Văn Sang  -  Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

./.